watch sexy videos at nza-vids!
Nông trại vui vẻ Online
Game nông trại chơi cực khoái. Hãy thử tài trồng trọt, chăn nuôi của bạn!
Tải ngay (Online)
Chỉ mục bài viết
Chị Lành
Trang 2
Tất cả các trang

Chị Lành

Tác giả: Đặng Minh Sáng

Làng tôi ở gần núi, mùa hè từng cơn gió Lào thổi ràn rạt khắp đồi, khắp đồng, thốc vào từng nhà, hun cho mọi thứ khô khốc, tưởng như thêm chút nữa tất cả đều cháy bùng lên, sạch trơn. Khi ấy lúa đã gặt xong, chỉ còn lại những gốc rạ trơ trên đồng, nhưng người quê tôi vẫn không buông tha, chúng tôi dậy thật sớm, nhét vội củ khoai lang luộc vào bụng là tong tả ra đồng nhổ cho bằng hết gốc rạ đã bị gió nóng làm cho xôm xốp để về tủ vườn, cứu những cây chanh khẳng khiu còn lại.
Năm tôi mười sáu, chị tôi mười tám, tức là đã biết làm việc mươi mười hai năm cả rồi, vào một mùa hè, chị em tôi quang gánh ra đồng. Tôi đi trước, chị đi sau, im lặng bước.
Đột nhiên chị tôi hỏi:
- Nếu chị đi, Dương buồn không?
- Nhưng chị đi mô?

Chị im lặng. Tôi cũng không để tâm, chắc vì chị buồn quá, suy nghĩ vẩn vơ chơi, rồi thôi. “Người ta có đi mô thì đi, con cái nhà ni không đi mô hết!”- Cha tôi dằn giọng nói thế trong một bữa ăn khi nhà bên cái Hài, thằng Thế rục rịch chuẩn bị vào Nam làm công nhân giày da.
Chị  tiếp tục:
- Đi mô sống được thì đi, làm chi thì làm, ở quê mình buồn quá. À, mà anh Hải chuẩn bị đi rồi đó.
- Đi mô?
- Nghe nói là đi Vũng Tàu. Mà Vũng Tàu xa không? Bằng mấy lần sang làng Vực? - Chị băn khoăn.
- Bằng một nghìn lần. Nghe nói phải đi hai ngày mới đến.
- Cha ôi, xa rứa a...à!
Trong lời chị nói, tôi nghe được sự thảng thốt, nỗi lo sợ mơ hồ, như thể một người què chân đứng bần thần trước ngọn núi cao cần vượt qua.
Suốt buổi chị im lặng, cúi đầu mải miết nhổ  gốc rạ, thỉnh thoảng lén thở dài. Tôi biết chị tôi đang suy nghĩ nhiều lắm, và đang lo sợ. Những người ít học như chị thường lo sợ, nỗi sợ mông lung, nhưng không nguôi, nỗi sợ hành hạ họ một cách âm thầm nhưng khốc liệt.
- Dương này, chị mà đi kiếm được nhiều tiền,  về mua cho em một cái xe đạp Nhật mà đi học, loại xe như của anh Hải đó, em thích không?
- Thích chi mà thích, đã ước thì ước luôn cái dream mà đi, ai lại ước xe đạp.
- Ừ ha!,... Chị trầm ngâm- Nhưng mà ước cao quá với nỏ tới thì chán chết.

Trưa, khi hai đống gốc rạ đã vun cao, chị em chất đầy gánh, quảy về. Gốc rạ tơi xốp, gánh nhẹ như chơi, chỉ khổ nhất là gió Lào, gió  muốn đẩy chúng tôi ngược lại, cứ phải rướn lên, bước từng bước xiêu vẹo về phía trước.  Gánh tôi nhỏ hơn, tôi đi băng lên phía trước (Khi chất vào gánh, tôi đã  cố ý chất vào phần chị nhiều hơn). Ngoảnh lại, tôi thấy chị mặt đỏ lựng, tay lau mồ hôi, gió riết làn áo mỏng vào người, ẩn hiện một cơ thể phổng phao, đường nét. Tôi quay mặt đi. Chị gọi với theo:
- Dương ơi, em về trước đi, chị mệt quá!
Chị mệt! Tôi thấy lạ, thường thì chị tôi khoẻ lắm, gánh lúa cứ chạy bon bon, sao hôm nay mau mệt thế không biết. Tôi dừng lại đợi.
- Chị đổi gánh cho em.
- Nỏ, mặc kệ chị.
Tiếng “mặc kệ” của chị lạc đi trong nhịp thở gấp, mệt nhọc.
- Con trai như em mà gánh nặng thì sau ni lùn lắm, không cao lên được, con gái nó chê.
Lúc ấy, anh Phùng hàng xóm nhà tôi đi tới, vẻ bối rối:
- Lành à, để anh gánh cho. Anh đi không có làm chi mô.

Chị tôi không chịu, nhưng sau có lẽ mệt quá, dừng lại, đành để anh Phùng gánh hộ. Anh Phùng đi đầu, đến tôi, cuối cùng là chị một tay giữ nón, một tay cầm bông cỏ may cho đỡ ngượng, đi tuốt phía sau.Tôi nghĩ mà thấy buồn cười quá, sao hôm nay chị lại hay nhắc đến chuyện này chuyện nọ, không thấy cười cợt nắc nẻ như mọi khi. Thường khi gặt lúa chung một đám ruộng lớn, nhà hàng xóm với nhà tôi nói qua nói lại, khi không có cha ở đó, chị góp chuyện sôi nổi, mặc cho nắng gió và mệt nhọc, tiếng cười của chị cứ hồn nhiên trong veo. Có lần đang vui chuyện, bà Giang bảo: “Sau ni đứa mô lấy mày sẽ vừa sung sướng vừa đau khổ. Sung sướng là được nghe mày nói cười, đau khổ là phải coi chừng nhiều thằng muốn nhảy vô giành giựt”. Chị tôi đỏ mặt, im bặt.
Về đến nhà, anh Phùng đặt gánh xuống, nói lí nhí vài câu rồi đi ra, chị rửa ráy qua loa rồi chạy vào buồng nằm. Tôi nằm trên võng, chờ mẹ nấu cơm, bụng sôi sùng sục. Mãi mới ăn cơm xong, tôi ra vườn, nhìn sang bên kia, anh Phùng đang vội vã gánh một gánh rạ to về.

Đêm ấy, những cơn gió vẫn vi vút thổi vít cong những cành cây trước nhà, trăng bắt đầu lên, êm đềm. Ở miền quê, không gì vui bằng những đêm trăng như thế này, mọi nhọc nhằn, mệt mỏi, phiền muộn dường như dịu đi, thay vào đó là sự thảnh thơi, nhất là đối với những đứa mới lớn như chúng tôi, tha hồ chơi đùa tha hồ chạy nhảy. Cha tôi khiêng ghế ra sân ăn cơm. Xong cả nhà ngồi uống nước. Cha mặc quần đùi, mình trần, bắc chân lên ghế, thỉnh thoảng rít thuốc lá khét lẹt. Mẹ tôi ngồi cuối ghế, bên  bát nước chè xanh nghi ngút khói. Cha tôi thở dài, bảo:
- Con Lành  ưng thằng mô chưa?
- Có thằng Phùng, thằng Hải hay để ý, bữa ni răng rồi? - Mẹ tôi tiếp.
Chị tôi im lặng. Mẹ tôi nhắc:
- Cái con ni lạ, hỏi mi mà cứ im lặng, nỏ nói chi.
- Cha mẹ cứ kệ con.
Mẹ gắt:
- Ở mô chứ ở làng ni tuổi đó người ta đi lấy chồng rồi, mi liệu mà tính, đừng ỏng à ỏng ẹo nữa. Mà mi kể cả tuổi mụ là mười chín rồi chớ còn chi nữa.

Chị im,  vẻ cam chịu. Một lát, chị nói:
- Cha mẹ để từ từ, người ta cũng còn ít tuổi, để tìm ít vốn làm ăn đã  chớ.
- Mi tính răng để đừng ế như con  nhà bà Cung là được- cha lên tiếng.
- Con Nương xấu, đâu như con mình, làng ni có ai bằng mô.- Mẹ tôi nói.
- Đẹp, đẹp cái con khỉ! Đẹp thì cạo ra ăn được à? Người ta cần chăm chỉ, chịu khó, cần hiền, chứ ai cần đẹp mô.
Đến lượt mẹ tôi im lặng. Tôi biết nếu mẹ lên tiếng nữa, cha sẽ nổi khùng, lúc ấy thì chén bát, bàn ghế sẽ bay ra vườn. Mẹ, chị  lại vừa khóc vừa nhặt nhạnh những mảnh vỡ văng tung toé khắp nơi.
Chó sủa rền, tôi chạy ra xem. Anh Hải đến cùng hai anh khác tôi không biết tên. Hải tóc cắt ngắn ba phân, quần bò, áo thun mặc bó sát người, cơ nổi lên cuồn cuộn. Anh ngồi xuống, thả dép là bắc chân lên ghế. Lạ,  đàn ông con trai quê tôi khi ngồi thường bắc chân lên ghế. Tôi cũng ngồi xuống, bắc chân lên ghế!
Sau một hồi nói chuyện phiếm, hai anh bạn kia về trước, anh Hải ở lại đến gần mười giờ thì đứng dậy, nói lắp bắp:
- Mai cháu vô Nam, chúc gia đình ta ở lại mạnh khoẻ.

Anh nói, một tay bỏ túi quần, một tay vò đầu. Tôi nghe tiếng chị tôi thở gấp. Nói rồi Hải bước ra, chị tôi chạy theo  đến cổng, hình như hai người dừng lại vì đôi chó nhà tôi cứ đứng đó sủa không dứt. Mẹ tôi chờ một lát, vẻ rốt ruột, gọi giật:
- Lành, vào nhà ngay!
Không thấy tiếng trả lời, mẹ vội chạy ra. Tôi cũng theo,  chạy vượt lên trước mẹ. Trong ánh sáng trăng, tôi thấy hai bóng người ôm chầm lấy nhau, dựa vào gốc cây sung run rẩy. Tôi mắng chó: “Cún, vào đi!” Hai người rời nhau ra, lúc ấy mẹ tôi cũng vừa tới. Người kia vội vã bỏ đi, còn lại chị tôi đứng đó, cúi đầu, rấm rứt khóc. Mẹ tôi lôi chị Lành về. Chị giằng ra, vùng vằng một cách hung dữ khác  thường, rồi chạy vào buồng,  có lẽ đó là chỗ  ẩn nấp an toàn cuối cùng trong ngôi nhà ba gian của cha mẹ tôi.
Cha tôi  rít thuốc xong, hỏi:
- Chúng nó chim chuột chi mà lâu rứa?
- Không, nó nói chuyện trên trời dưới đất mà. Thì ra đi anh em cũng tâm sự vài lời chớ.
Cha tôi gắt:
- “Tâm với chả sự. Con hư tại mẹ!”

Đêm ấy, tôi nằm trên võng, nghe tiếng thút thít khe khẽ vọng ra từ buồng chị. Tôi đưa võng để tiếng cót két át đi tiếng khóc, nhưng vô hiệu. Cha tôi không ngủ được, cầm gối mây ném “rầm”,  mấy chiếc bát trên bàn vỡ tan tành. Tôi nghe tiếng mẹ thầm thì: “Đàn bà con gái, phải biết giấu đau khổ vào lòng, phải biết kìm nén, chịu đựng con ạ!” Tôi cũng không ngủ được, thỉnh thoảng lại nghe tiếng nấc nghẹn từ trong buồng vọng ra.
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nghe tiếng chị tôi khóc một cách đau đớn như vậy, cũng là lần đầu, tôi suy nghĩ đến sự lạ lùng về cái người ta gọi là tình yêu. Chẳng lẽ điều đó lại khiến con người  khổ đến thế?
Những ngày sau đó, chị thẫn thờ, đi vào đi ra cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Nhưng chị siêng năng hơn, tay không lúc nào ngừng làm việc. Vẻ hồn nhiên cùng tiếng cười nắc nẻ vô tư ngày nào biến mất nơi chị, còn lại là vẻ buồn buồn mà những người đàn bà quê tôi thường có. Chẳng lẽ rồi chị cũng như mẹ tôi, những chị Tám, cô Phùng, dì Lam.... sống hiền lành,  thầm lặng trong ngôi làng cách xa thành phố  này?.
Mỗi buổi tối, anh Phùng thường sang  ngồi nói chuyện với mẹ tôi, anh kể về gia đình anh, về công việc thường ngày, những việc mà không kể thì cả nhà tôi ai cũng biết. Có lúc anh câu đâu được một vài con cá tràu, nướng lên thơm lựng, mua rượu mời cha tôi uống. Những lúc ấy cha tôi mới nhiệt tình lắng nghe anh nói. Tôi ngửi mùi thơm, bụng cồn cào,  không chịu được, ra ngồi một bên phá mồi.

Một bữa, trong lúc rượu đã ngà ngà, cha tôi bảo:
- Phùng, mày không cưa được con gái tao à? Mày lành quá, khi mô cũng nhún nhường, tao cũng không thích chớ đừng nói con gái tao. Nhưng tao quý mày, thật thà, chất phác, siêng năng.
Mẹ tôi thì xuýt xoa:
- Ai mà lấy được thằng Phùng thì sướng, không sợ chi hết.
Tôi thấy lạ một điều, anh Phùng rất riêng năng nhưng vẫn nghèo. Trong lúc nhiều người mua xe máy này xe máy nọ thì anh vẫn cái xe Thống Nhất cũ mèm từ thời nảo thời nào cúi mình đạp lạch cạch đến tội nghiệp.



Copy Trang này :Tại đây !
Chia sẻ bài viết
Facebook Twitter